dich vu sua tu lanh 365

Bảo quản Vắc-xin trong tủ lạnh

Dạo gần đây, phương tiện báo chí đưa tin rất nhiều về các trường hợp các trẻ được tiêm vắc xin còn hạn sử dụng nhưng vẫn bị chết. Vậy nguyên nhân do đâu mà lại có tình trạng này. Theo như điều tra của Cơ quan Công An và Bộ Y Tế thì nguyên nhân chính là do quá trình bảo quản thuốc không đúng cách trong tủ lạnh.

tu-vong-tiem-vac-xin

Bảo quản vắc-xin như thế nào

Sản xuất, lưu trữ, vận chuyển cho đến khi sử dụng phải được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ tốt nhất, thích hợp đối với từng loại vắc-xin. Nếu việc bảo quản và vận chuyển vắc-xin không đúng thì hiệu quả bảo vệ phòng bệnh sẽ bị giảm, thậm chí gây tai biến. Vì vậy, việc bảo quản, vận chuyển vắc-xin phải tuân theo đúng các quy định đã ban hành của Bộ Y tế và Dự án Tiêm chủng mở rộng (TCMR). Các loại vắc xin được bảo quản trong các phích, bình chứa lạnh. Tất cả các loại vắc-xin đều không thể bị hỏng ngay khi tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc nhiệt độ thấp. Vắc xin đều có tính bền vững nhất định, mỗi loại vắc xin đều có một khoảng nhiệt độ bảo quản thích hợp. Nếu nhiệt độ bảo quản ngoài khoảng nhiệt độ bảo quản thì cần phải điều chỉnh lại nhiệt độ hoặc đưa vắc xin bảo quản ở nơi có nhiệt độ bảo quản thích hợp.

Thời gian bảo quản vắc xin

Phải thực hiện đúng “Quy định về sử dụng vắc-xin và sinh phẩm y tế trong dự phòng và điều trị”. Tại kho vắc xin tuyến Quốc gia, thời gian bảo quản vắc xin là 6 – 9 tháng. Kho tuyến khu vực là 3 – 6 tháng, kho tuyến tỉnh tối đa 3 tháng, tuyến huyện là 1 – 3 tháng, tại các cơ sở y tế nơi tổ chức tiêm chủng là 1 tháng.

Vận chuyển vắc-xin

van-chuyen-vac-xin

Vắc-xin từ khi sản xuất tới khi được sử dụng cho đối tượng tiêm chủng được vận chuyển qua rất nhiều nơi. Để đảm bảo chất lượng, vắc-xin cần được bảo quản ở nhiệt độ 20C – 80C trong quá trình vận chuyển. Nếu vận chuyển từ cơ sở sản xuất hoặc từ kho vắc-xin Quốc gia, vắc-xin được vận chuyển bằng đường hàng không trong các thùng lạnh, việc vận chuyển bằng đường hàng không quốc tế các vắc-xin nhập ngoại có dụng cụ theo dõi nhiệt độ được đặt trong các thùng lạnh.Chuyển bằng đường bộ, vắc-xin được vận chuyển trong xe tải lạnh chuyên dụng có các thiết bị theo dõi nhiệt độ trong suốt quá trình vận chuyển. Vận chuyển vắc-xin từ kho khu vực tới kho của tỉnh, vắc-xin được vận chuyển trong xe tải lạnh chuyên dụng hoặc vắc-xin được bảo quản trong hòm lạnh và vận chuyển bằng ôtô. Còn khi vắc-xin vận chuyển từ kho của tỉnh xuống huyện; từ kho của huyện tới cơ sở y tế hoặc từ trạm y tế xã tới điểm tiêm chủng ngoài trạm được bảo quản trong hòm lạnh hoặc phích vắc-xin. Trong các thiết bị vận chuyển vắc-xin luôn có thiết bị để theo dõi nhiệt độ của vắc-xin trong quá trình vận chuyển.

Thiết bị theo dõi nhiệt độ bảo quản và vận chuyển

Các thiết bị theo dõi nhiệt độ được đặt trong các thiết bị lạnh để theo dõi nhiệt độ trong quá trình bảo quản và vận chuyển vắc-xin bao gồm nhiệt kế, thiết bị ghi nhiệt độ tự động, chỉ thị đông băng, chỉ thị nhiệt độ lọ vắc-xin… Tùy theo loại thiết bị theo dõi nhiệt độ mà được sử dụng thích hợp với thiết bị lạnh hoặc loại hình vận chuyển tương ứng. Chỉ thị nhiệt độ là nhãn được dán lên lọ vắc-xin có thể thay đổi màu khi lọ vắc-xin tiếp xúc với nhiệt độ cao quá thời gian cho phép trong quá trình bảo quản và vận chuyển. Trong TCMR, vắc-xin 5 trong 1 có gắn VVM trên lọ vắc-xin. VVM là 1 hình vuông nằm bên trong hình tròn. Khi lọ vắc-xin tiếp xúc với nhiệt độ cao, hình vuông sẽ chuyển màu sẫm. Sự thay đổi màu của VVM giúp cho cán bộ y tế biết lọ vắc-xin nào có thể sử dụng tốt và lọ vắc-xin nào cần ưu tiên sử dụng trước hoặc lọ nào không nên sử dụng.

Các thiết bị lạnh bảo quản và theo dõi nhiệt độ vắc-xin trong TCMR

thiet-bi-giu-nhiet-do-vac-xin

Buồng lạnh âm và buồng lạnh dương có dung tích bảo quản lạnh lớn (20 – 40m3) được sử dụng bảo quản vắc-xin ở tuyến quốc gia và khu vực nơi dự trữ và cung cấp vắc-xin cho các tỉnh. Tủ lạnh chuyên dụng TCW3000 hiện đang được sử dụng ở tất cả các tỉnh và huyện với dung tích lạnh để bảo quản vắc-xin là 126,5 lít, đủ để bảo quản vắc-xin trong tiêm chủng thường xuyên đối với hầu hết các huyện. Tại các xã vùng núi, vùng sâu, vùng xa được trang bị tủ lạnh RCW 50EG có dung tích lạnh 24 lít đảm bảo đủ dung tích lạnh cho các xã bảo quản vắc-xin sử dụng trong tiêm chủng thường xuyên và tiêm chủng chiến dịch trong địa bàn. Hòm lạnh và phích vắc-xin được sử dụng để bảo quản hoặc vận chuyển tuyến tỉnh, huyện và xã trong tiêm chủng thường xuyên và trong chiến dịch tiêm chủng.

Kiểm tra nhiệt độ bảo quản

Các cán bộ TCMR được đào tạo để có thể thực hiện tốt việc đảm bảo vắc-xin luôn được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp. Vắc-xin luôn có được chất lượng tốt nhất cho các đối tượng sử dụng. Tất cả các thiết bị bảo quản vắc-xin TCMR hàng ngày đều được kiểm tra nhiệt độ lần đầu vào buổi sáng và lần 2 vào buổi chiều trước khi về. Việc kiểm tra nhiệt độ sáng và chiều được thực hiện liên tục cả ngày làm việc cũng như ngày nghỉ. Nếu nhiệt độ trong khoảng 20C – 80C thì không cần điều chỉnh nhiệt độ. Nếu nhiệt độ quá thấp (dưới +20C), cần điều chỉnh nhiệt độ để tủ lạnh ấm hơn. Làm thử nghiệm lắc để kiểm tra những vắc-xin nhạy cảm với đông băng (DPT, DT, Td, uốn ván, VGB, và DPT-VGB-Hib) xem có bị hỏng bởi đông băng không nếu chỉ thị đông băng báo vắc-xin có thể bị hỏng bởi đông băng. Thực hiện “nghiệm pháp lắc” có thể cho biết vắc-xin đã tiếp xúc với nhiệt độ đông băng có thể bị hỏng do đông băng (DPT, DT, Td, UV hoặc viêm gan B) có phải hủy bỏ hay không. Sau khi đông băng, vắc-xin sẽ xuất hiện hiện tượng chất lỏng vẩn đục, tuy nhiên, chúng có xu hướng lắng cặn ở dưới đáy lọ sau khi lắc. Quá trình lắng cặn thường nhanh hơn ở những lọ đã bị đông băng so với lọ không đông băng của cùng nhà sản xuất. Nếu nhiệt độ quá cao (trên +80C), cần điều chỉnh nhiệt độ cho tủ lạnh hơn. Nếu nhiệt độ không duy trì ở 20C – 80C thì bảo quản vắc-xin ở nơi khác cho đến khi tủ lạnh được sửa chữa.

Nguồn ST

Bài viết liên quan
Website: Dịch Vụ Sửa Tủ Lạnh 365
Được quản lý bởi: CTY TNHH DV KT CƠ ĐIỆN LẠNH SỐ ĐỎ
Điện thoai: 028.6670.4444 or 028.2217.5555
GPĐKKD: 0311593828. Do Sở KH & ĐT TP.HCM Cấp ngày 03/03/2012