dich vu sua tu lanh 365

Tổng hợp những lỗi thường gặp ở tủ lạnh có thể tự sửa tại nhà

Tủ lạnh luôn là người bạn đồng hành của mỗi gia đình chúng ta nó góp phần giúp bữa ăn của chúng ta trở nên phong phú hơn cho nên chúng ta cần phải bảo quản chúng thật tốt. Đừng để những hư hỏng không đáng có làm ảnh hưởng tới cuộc sống gia đình bạn. Nếu tủ lạnh nhà bạn gặp sự cố thì hãy tham khảo bài viết của chuyên gia sửa tủ lạnh chúng tôi mong rằng những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí sửa chữa và phòng tránh được những hư hỏng thường gặp ở tủ lạnh.

Xem thêm: 6 cách nhanh nhất để nhận biết tủ lạnh thiếu gas

HOTLINE: 028.2217.5555 – 09.06.92.0505

Tổng hợp những lỗi thường gặp ở tủ lạnh có thể tự sửa tại nhà

Tủ lạnh phát ra tiếng ồn

Nếu tủ lạnh không được đặt trên nền vững chắc và không được lắp đặt đúng thì khi hoạt động sẽ gây ra tiếng ồn. Vì thế bạn cần kiểm tra kĩ vấn đề này. Ngoài ra, hãy xem liệu có vật gì đụng vào tủ lạnh hay không?

Nếu tiếng ồn vẫn tiếp tục lớn hơn, nguyên nhân có thể liên quan đến quạt dàn ngưng hoặc quạt bay hơi hư hại. Đây là lúc bạn cần gọi cho thợ sửa chữa đến nhà.

Hệ thống lạnh không hoạt động đúng

Để thực phẩm nóng bên trong tủ lạnh cũng nguyên nhân khiến cho hệ thống lạnh không hoạt động đúng.

Trước tiên cần kiểm tra bộ điều khiển nhiệt độ tủ lạnh đã ở đúng vị trí chưa? Hệ thống lạnh không hoạt động đúng cũng có thể do tủ lạnh đang phải hoạt động quá tải. Không nên làm lạnh những vật phẩm không cần thiết hay đồ khó hư như: bí ngô, hành tây, tỏi, khoai tây, nó sẽ làm cho tủ lạnh phải làm việc quá tải và lãng phí nơi chứa không cần thiết.

Ngoài ra bạn hãy kiểm tra xem tủ lạnh có để trực tiếp dưới ánh nắng hay nguồn nhiệt hay không? Cửa tủ lạnh đã đóng kín hoàn toàn chưa? Tủ lạnh có bị đóng mở quá nhiều hay không?

Hơi nước tạo thành bên trong và bên ngoài vỏ tủ lạnh

Nếu xuất hiện nơi ngưng tụ bên trong, cần kiểm tra xem cửa tủ có đóng kín hoàn toàn hay không? Tủ lạnh có mở thường xuyên hay để mở quá lâu không? Có quá nhiều thực phẩm nóng bên trong tủ lạnh hay không?

Sự ngưng tụ hơi nước có thể xuất hiện bên trên bề mặt vỏ tủ lạnh khi độ ẩm cao vào mùa mưa hay việc không khí không tốt.

Nếu kiểm tra không có dấu hiệu nghi ngờ nào thì bạn hãy gọi dịch vụ sửa chữa để khắc phục sự cố.

Đèn sáng nhưng tủ lạnh không chạy

Công việc sửa chữa sẽ trở nên phức tạp hơn nếu đèn trong tủ vẫn sáng nhưng không chạy. Điều đầu tiên bạn cần làm khi gặp hiện tượng này là làm sạch những cuộn dây dàn ngưng ở phía sau hoặc dưới tủ lạnh . Nếu vẫn không thấy tủ lạnh hoạt động thì lúc này bạn cần phải gọi thợ bởi vì vấn đề có thể là do hỏng hóc ở rơ-le máy nén, bộ đếm thời gian rã đông, máy nén hoặc bộ điều chỉnh nhiệt độ. Tất cả những lỗi đó phải để lại cho thợ xử lý.

Đèn tủ lạnh không sáng

Nếu bạn không nhìn thấy đèn sáng và không nghe thấy âm thanh khi bạn mở tủ lạnh , hãy kiểm tra các dây cắm điện của tủ xem có bị lỏng hay không. Nếu tủ lạnh vẫn không chạy sau khi đã cắm lại ổ điện, bạn hãy đi đến bảng điều khiển điện trong nhà kiểm tra xem cầu dao điện có bị lỏng hay không hoặc cầu chì bị cháy. Nếu đúng như vậy bạn hãy mở lại cầu dao điện hoặc thay cầu chì bị cháy. Ngoài ra cũng cần kiểm tra các dây điện để đảm bảo nguồn điện vào tủ lạnh ổn định.

Tủ lạnh chạy liên tục không ngừng

Một chiếc tủ lạnh chạy liên tục không nghỉ có thể là do lớp tuyết đang hình thành, vì vậy bạn sẽ cần phải xả tuyết bằng cách bỏ hết thức ăn, thực phẩm trong tủ ra và mở cánh tủ. Đây cũng là lúc bạn nên làm vệ sinh tủ lạnh.

Ngoài ra, miếng đệm không chặt ở cửa tủ lạnh cũng có thể gây ra tình trạng tủ lạnh chạy liên tục, vì vậy bạn cần thay thế một miếng đệm bít khác. Nếu các hướng dẫn trên vẫn không làm chotủ lạnh hoạt động bình thường trở lại thì bạn hãy làm sạch các cuộn dây dàn ngưng trước khi gọi thợ đến nhà.

Miếng đệm cửa không chặt

Cửa tủ lạnh phải được đóng kín để giữ nhiệt độ thích hợp nhằm chống hư hại thực phẩm bên trong. Ở xung quanh cánh cửa có một đường viền cao su giúp cửa đóng chặt ngăn không cho nhiệt độ trong tủ thoát ra, ta gọi đường viền đó là miếng đệm bít. Nếu miếng đệm bít này không chặt thì bạn có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm (do bị hư hỏng). Cho nên, bạn hãy tạo một thói quen thường xuyên kiểm tra lực hút của miếng đệm bít này. Cách tốt để kiểm tra là kẹp một tờ tiền giữa cánh cửa và đóng cửa lại. Giờ thì cố gắng kéo tờ tiền đó ra. Nếu cảm thấy nó lỏng lẻo dễ ra, thì đó là dấu hiệu miếng đệm bít bị hỏng. Chúng ta nên thay miếng đệm bít mới nếu gặp trường hợp này.

Tủ lạnh kém lạnh

Nguyên nhân:

  • Thiếu gas.
  • Tắc ẩm.
  • Tắc bẩn một phần tại phin lọc.
  • Thermostat hoạt động không chính xác.
  • Nạp gas quá nhiều.
  • Dàn lạnh bám tuyết nhiều.
  • Hỏng bên trong block.
  • Hỏng thermic.
  • Vỏ tủ không kín.

Hỏng block bên trong

Nhận biết:

Block làm việc nóng hơn bình thường.

Dòng làm việc nhỏ hơn dòng định mức.

Có tiếng gõ nhẹ bên trong block.

Nguyên nhân:

Block bị tụt hơi do gãy hoặc kênh lá van hút và nén, do hở xéc măng …

Chế độ bôi trơn kém hoặc block làm việc quá kém.

Cách khắc phục:

Tùy theo tình trạng block có thể phải thay thế block mới hoặc phải cưa block để sửa chữa.

Tủ lạnh thiếu gas:

Do hệ thống bị rò rỉ gas ở trên dàn nóng hoặc dàn lạnh, trên đường ống.

Nhận biết:

  • Đường ống hút về máy nén không có đọng sương hoặc không mát.
  • Nếu đo dòng làm việc của tủ thì thấy nhỏ hơn dòng định mức.
  • Dàn lạnh bám tuyết không đều hoặc không có tuyết bám.
  • Thời gian làm lạnh kéo dài (máy nén làm việc liên tục không nghỉ).
  • Dàn nóng chỉ hơi nóng

{Có thể dùng que diêm để nhận biết thiếu gas bằng cách đốt que diêm. Đốt que diêm và hơ vào cuối dàn nóng (lúc hệ thống đang hoạt động) nếu đoạn ống được hơ nóng không thể sê tay vào được thì kết luận tủ thiếu gas (không dùng bật lửa). Nếu tủ đủ gas khi hơ nóng môi chất sẽ bay hơi và làm mất đoạn bị đốt nóng vì vậy có thể sê vào được đoạn hơ nóng.}

Cách khắc phục:

Khi tủ lạnh thiếu gas chắc chắn tủ bị rò rỉ tại một vị trí nào đó trên hệ thống lạnh. Vì vậy muốn khắc phục cần tìm và khắc phục chỗ rò rỉ.

Cách 1: Tìm vết dầu loang.

Lau sạch hệ thống cho block hoạt động và quan sát trên đương ống và các dàn trao đổi nhiệt. ở đâu có vết dầu ở đó có lỗ thủng.

Với những lỗ thủng trên dàn lạnh, đoạn ống nhôm thì khắc phục bằng phương pháp hàn nhôm hoặc dùng keo êpụxi dán kín lỗ thủng.

Với những lỗ thủng ở trên đường ống và dàn nóng thí khắc phục bằng phương pháp hàn.

Cách 2: Dùng bọt xà phòng.

Cho block hoạt động sau đó bôi xà phòng lên đường ống, dàn nóng và dàn lạnh ở đều có bọt xà phòng nổi lên ở đó bị thủng. (thường ở dàn lạnh).

Hiện tượng tuyết bám nhiều trên tủ lạnh

Khi dàn lạnh bị bám tuyết nhiều sẽ cản trở sự trao đổi nhiệt giữa dàn lạnh và không khí qua dàn lạnh làm cho tủ bị kém lạnh.

Biểu hiện

  • Nếu để lâu đá có thể bám ra phía ngoài vỏ nhựa của ngăn đá.
  • Đo dòng làm việc thì thấy nhỏ hơn dòng định mức.
  • Có thể trên đương ống về máy nén bị bám tuyết.
  • Gió lạnh do quạt thổi ra không lạnh lắm.
  • Máy nén làm việc liên tục không ngắt.

Nguyên nhân

Đầu cảm biến của thermostat lệch ra khái vị trí hoặc thermostat hỏng không ngắt được máy nén.

Hỏng rơle âm hoặc dương.

Hỏng Timer, đứt dây điện trở.

Cách khắc phục

Kiểm tra các thiết bị điện rơle âm, rơle dương, timer, điện trở nếu thấy hỏng thiết bị nào thì thay thế thiết bị đó.

Nếu các thiết bị điện này không hỏng, cần kiểm tra thermostat.

Ngắt tủ ra khái nguồn điện.

Hỏng thermic

Block chạy và dừng không theo quy luật.

Nguyên nhân: Do thanh lưỡmg kim bị hỏng hoặc tiếp xúc không tốt nên với dòng định mức còng có thể đốt nóng thanh lưỡng kim làm thanh lưỡng kim cong lớn và mở tiếp điểm.

Cách khắc phục: Nên thay thế một thermic mới phù hợp công suất block.

Tủ lạnh bị đóng đá nhiều

Kiểm tra

  • Thực phẩm chứa nhiều nước có để nguyên không bao bọc lại hay không.
  • Có bỏ thực phẩm còn nóng vào tủ hay không.
  • Cửa đã đóng kín hoàn toàn không.

Giải quyết:

  • Bao bằng bọc nilon hay bỏ vào hộp đựng kín các thực phẩm có nhiều nước.
  • Làm nguội thức ăn nóng trước khi bỏ vào tủ.
  • Thường xuyên kiểm tra cửa phải được đóng kín do hơi nước trong không khí sẽ đọng thành nước.

 Tủ lạnh xuống cấp nhanh 

Kiểm tra

  • Không chịu làm vệ sinh tủ thường xuyên
  • Tủ bị ánh nắng mặt trời chiếu vào.
  • Không bảo quản làm móp tủ, rách roan…

Giải quyết:

  • Thường xuyên vệ sinh tủ.
  • Thay đổi vị trí của tủ
  • Bảo quản tủ

Tủ lạnh bị mốc

Kiểm tra:

  • Không vệ sinh lau khô khi không sử dụng.

Giải quyết:

  • Lau tủ lạnh khô nếu không sử dụng, không đóng kín cửa để tủ thoáng không lên mốc.

Bên ngoài tủ lạnh bị nóng 

Kiểm tra:

  • Dàn nóng của tủ lạnh bố trí ở sát vỏ tủ lạnh để tỏa nhiệt ra bên ngoài.

Giải quyết:

  • Không vấn đề gì.

Tủ lạnh hoàn toàn không hoạt động 

Kiểm tra

  • Kiểm tra lại phích cắm.
  • Cầu chì hay công tắc điện có bị ngắt hay không.
  • Điện áp nguồn có bị sụt áp hay không.
  • Dây điện nguồn có tiếp xúc tốt vào ổ cắm nhiều đầu hay dùng dây điện nguồn nhỏ quá không.

Giải quyết:

  • Hãy sử dụng ổ cắm chuyên dùng cho tủ lạnh
  • Kiểm tra lại công tắc, cầu chì.
  • Kiểm tra lại điện áp
  • Gắn thêm thiết bị cung cấp điện áp ổn định cho tủ
  • Điện áp thì có nhưng có thể dòng dòng điện qua dây dẫn lại không đủ.

Tủ lạnh có mùi hôi 

Kiểm tra

  • Tủ lạnh không sử dụng lâu ngày sẽ có mùi.
  • Đồ ăn không được đóng nắp, bao lại cũng làm tủ lạnh có mùi
  • Mùi bốc ra từ phía sau tủ lạnh.

Giải quyết

  • Tủ lạnh đang hoạt động thì sẽ mất đi mùi hôi lạ nên cắm tủ chạy thường xuyên.
  • Bao thức ăn lại. Đậy nắp kín lại.
  • Vệ sinh máng nước.

Tủ lạnh chạy có âm thanh lạ

Kiểm tra

  • Đặt tủ lạnh chạm vào tường
  • Có vật gì rớt chung quanh tủ
  • Khay, kệ trong tủ lạnh hay máng nước sau tủ để không chắc, không cân bằng.
  • Tủ lạnh đang hoạt động có tiếng ga sôi, tiếng kêu của lốc máy
  • Lốc máy làm việc quá tải.

Giải quyết

  • Không để tủ lạnh chạm vào vật khác.
  • Kiểm tra xem có cái gì rớt vào tủ lạnh không
  • Kê lại, gắn các khay lại cho chắc.
  • Không có vấn đề gì
  • Không nên bỏ thức ăn quá nhiều, làm đá nhiều.

Tủ lạnh lâu đông

Kiểm tra

  • Để lon đá kín mít ngăn trên
  • Làm đá bằng thố to quá
  • Núm điều chỉnh ở vị trí nhỏ
  • Lon làm đá bằng nhựa

Giải quyết

  • Chú ý khi sắp lon đá không nên làm bít lỗ thổi gió. Cạo tuyết đi để làm đá nhanh hơn.
  • Làm đá lon nhỏ hơn sẽ đông nhanh hơn
  • Chỉnh lại số lớn lên số 3,4 hay 5. Muốn làm đá nhanh nhanh hơn thì để ở vị trí MAX .
  • Làm đá bằng lon nhôm nhanh hơn bằng lon nhựa.
  • Tủ lạnh dùng để bảo quản thực phẩm là chính.

Tại sao tủ lạnh lúc hoạt động, lúc không 

Kiểm tra:

  • Tủ đang xả đá, tủ đang trong chu kỳ nghỉ.

Giải quyết:

  • Không có vấn đề gì.

Chạm vào tủ lạnh thấy bị tê, bị giật điện 

Kiểm tra

  • Chưa nối mát cho tủ lạnh
  • Tay ướt sờ vào tủ lạnh
  • Tủ lạnh bị rò điện.

Giải quyết

  • Đằng sau tủ lạnh có chỗ để nối mát, cần nối mát cho tủ lạnh.
  • Đồ điện nào nếu không nối mát cũng bị giựt tê
  • Tay khi mở tủ có khô ráo không
  • Đường dây điện bị hở chạm vào tủ.

Đọng nước ở vỏ tủ, nắp tủ, cửa tủ 

Kiểm tra

  • Đệm cửa có bị hở hay không
  • Vào mùa mưa có độ ẩm cao.

Giải quyết:

  • Từ khe hở, khí lạnh sẽ thoát ra có khi làm đọng nước.
  • Chỉ cần lấy giẻ khô lau sạch.

Thực phẩm ở ngăn dưới bị đông đá

Kiểm tra

  • Có để thực phẩm dễ đông ở nơi tiếp xúc trực tiếp với khí lạnh sát dàn lạnh không.

Giải quyết

  • Đừng bỏ thực phẩm dễ đông ở phía trong cùng tủ, nên để phía ngoài tủ.
  • Kiểm tra xem tủ có để núm điều chỉnh ở vị trí MAX hay không

Nếu bạn còn thắc mắc hay cần tư vấn hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 028.2217.5555 – 09.06.92.0505 chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn.

Bài viết liên quan
Website: Dịch Vụ Sửa Tủ Lạnh 365
Được quản lý bởi: CTY TNHH DV KT CƠ ĐIỆN LẠNH SỐ ĐỎ
Điện thoai: 028.6670.4444 or 028.2217.5555
GPĐKKD: 0311593828. Do Sở KH & ĐT TP.HCM Cấp ngày 03/03/2012