Bạn muốn tủ lạnh nhà mình luôn được thơm tho và sạch sẽ nhưng có khá là nhiều cách bạn không biết nên chọn cách nào cho an toàn mà lại nhanh chóng. Bài viết dưới đây của chuyên gia sửa tủ lạnh sẽ tổng hợp các bước vệ sinh và khử mùi hôi tủ lạnh đơn giản an toàn nhanh chóng và không mát nhiều thời gian của bạn nào cùng bắt tay thực hiện ngay nhé!
Xem thêm: Tủ lạnh kêu to khi chạy sửa ra sao?
HOTLINE: 028.2217.5555 – 09.06.92.0505
Bước 1: Phân loại thực phẩm trong tủ lạnh
Để có thể vệ sinh tủ lạnh, việc đầu tiên dĩ nhiên là cần dọn sạch tất cả thực phẩm, thức uống đang được cất giữ trong đó. Riêng với những thứ dễ hư khi để ở môi trường bình thường, hãy cất chúng trong một hộp mát được cách nhiệt hay hộp chứa những viên đá lạnh.
Sau đó, hãy thẳng tay cho các món ăn quá cũ, những đồ gia vị hay sốt đã để “bỏ quên” trong tủ lạnh hơn 2 tháng. Cũng cần xem lại hạn sử dụng ghi trên bao bì sản phẩm để chắc chắn rằng bạn không bỏ sót bất kì “kẻ gây ô nhiễm” nào.
Với tủ lạnh, bạn nên tập một thói quen tốt, đó là kiểm tra các ngăn chứa vào ngày Chủ nhật và bỏ đi tất cả thức ăn đã hiện diện từ ngày thứ hai đầu tuần. Ngay cả với các món ăn mà bạn cảm thấy nghi ngờ đã bị ôi thiu thì cũng đừng “tiếc của” hay “ăn ráng ăn nốt” mà hãy thẳng tay cho vào thùng rác!
Bước 2: Vệ sinh tủ lạnh
Tháo phích cắm tủ lạnh. Sử dụng chổi quét nhà hoặc cây phất trần luồn xuống phía đáy tủ lạnh quét sạch bụi. Có thể dùng cây lau nhà lau sạch lần nữa nếu muốn.
Tháo rời các ngăn tủ và đặt chúng vào chậu rửa bát. Hòa nước rửa bát với một chút nước ấm sẽ giúp tẩy rửa các vết bám dễ dàng hơn. Khi rửa xong, úp chúng xuống cho ráo nước.
Đối với khu vực bên trong tủ lạnh, ngoài nước tẩy rửa chuyên dụng, lau chùi bằng nước rửa bát pha loãng với nước ấm là một làm cách hiệu quả. Nhưng một số người sẽ không yên tâm vì cho rằng thực phẩm cất trong tủ sẽ hấp thụ lại.
Trong trường hợp này, giải pháp tốt nhất là hòa lẫn bột baking soda với nước ấm. Dùng miếng bọt biển hoặc giẻ sạch bôi hỗn hợp lên khắp bề mặt bên trong tủ và cả các viền cao su quanh cánh cửa. Với những khe nhỏ hoặc đường viền, bạn nên dùng một chiếc bàn chải nhỏ để chà sạch vết bẩn được nhanh chóng. Sau khi hoàn tất, dùng khăn ẩm lau sạch mọi thứ với nước.
Dùng một mảnh khăn cotton lau sạch các vết dơ bên ngoài tủ lạnh theo hướng từ trên xuống.
Nếu thuận tiện, hay lót dưới kệ & thùng miếng trải bằng nhựa hay miếng khăn giấy dày để hứng những giọt nước bị chảy. Việc này sẽ giúp bạn thoải mái hơn trong lần vệ sinh sau.
Bước 3: Sắp xếp thực phẩm vào tủ lạnh một cách ngăn nắp
Sau khi tủ lạnh đã sạch sẽ và khô ráo, hãy cắm điện trở lại và để tủ lạnh hoạt động trong khoảng 30 phút trước khi cho thức ăn vào. Trong thời gian chờ tủ lạnh tạo nhiệt độ cần thiết, bạn nên dùng khăn ẩm lau sạch những chiếc hộp đựng. Khi đặt vào lại, bạn cũng nên theo hướng dẫn sau:
Gói thịt, gia cầm và hải sản thật kín để tránh “lây lan” mùi ra các thức ăn khác. Dùng các hộp nhỏ để đựng để trái cây, rau, thịt, phômai và để đúng các vị trí như hướng dẫn của nhà sản xuất Những thức ăn dễ hỏng như thịt, những sản phẩm chế biến từ sữa hay trứng nên để sâu vào bên trong vì nhiệt độ ở phía gần cửa tủ lạnh dễ bị biến động khi bạn đóng mở tủ lạnh.
Kinh nghiệm ngăn ngừa mùi lạ xuất hiện trong tủ lạnh
Với một số loại hoa quả có nhiều mùi thơm như: như mít, chuối, xoài, sầu riêng,… khi cất trong tủ lạnh cũng cần bọc nhiều lớp túi hoặc cho vào hộp có nắp đậy. Các loại hoa quả này nếu không được bọc kín sẽ dễ “ám” mùi sang các thực phẩm khác và hương của nó cũng “lưu” lại khá lâu trong tủ lạnh.
Với những thức ăn còn thừa, trước tiên bạn phải cho vào hộp kín, đậy nắp thật cẩn thận để mùi thức ăn không thoát ra tủ lạnh, lâu ngày khiến tủ lạnh có mùi hôi.
Việc cần phải làm thường xuyên đó là kiểm tra các thực phẩm đã tích trữ trong tủ, loại bỏ những thực phẩm nào hỏng để tránh lây lan sang các thực phẩm khác, và cũng tránh gây mùi hôi tủ lạnh.
Với những thực phẩm tươi sống (thịt, cá…), nên làm sạch, bọc ít nhất 2 lớp túi trước khi cho vào tủ để tránh tình trạng phát tán mùi, bay hơi mặn gây hiện tượng ăn mòn tủ lạnh.
Với những rau củ còn ướt thì không nên cho vào tủ vì rất dễ bị thối, khiến tủ lạnh có mùi hôi khó chịu.
Thường xuyên vệ sinh tủ lạnh sạch sẽ để tủ lạnh không có mùi lưu bám.
Khử mùi hôi trong tủ lạnh bằng cách nào
Có rất nhiều cách để có thể giúp bạn khử mùi cho tủ lạnh. Dưới đây là một số kinh nghiệm được các bà nội trợ thường xuyên sử dụng để giúp tủ lạnh luôn sạch sẽ và đặt biệt là không có mùi hôi.
Bằng dấm ăn: Cho dấm vào một lọ thủy tinh, rồi mở nắp, đặt lọ thủy tinh dấm vào trong tủ lạnh, mùi hôi sẽ hết.
Than hoạt tính khử mùi: Nhiều người sử dụng sản phẩm này để khử mùi cho tủ lạnh. Sau 6 tháng mới phải thay một lần. Theo kinh nghiệm của nhiều người đã sử dụng, dùng than hoạt tính khử mùi không ảnh hưởng gì đến chất lượng và mùi vị của thức ăn.
Dùng than củi: Than củi khử mùi tủ lạnh rất tốt. Lấy một ít than củi nghiền nát, đựng vào túi vải đặt trong tủ lạnh cũng sẽ mang lại hiệu quả khử mùi rất cao.
Bã cà phê: Bã cà phê sau khi pha xong cho vào tủ lạnh
Khử mùi bằng chè: Lấy 50g chè ướp hoa đựng vào túi vải xô cho vào trong tủ lạnh, mùi hôi cũng sẽ được khử hết. Sau 1 tháng, lấy chè đem ra phơi dưới ánh nắng mặt trời, tiếp tục sử dụng, hiệu quả rất tốt.
Sử dụng một khăn bông sạch: Khăn bông sạch gấp gọn gàng đặt vào ngăn trên cùng của tủ lạnh. Những lỗ vải nhỏ có thể hấp mùi tủ lạnh. Sau một thời gian bỏ khăn ra giặt sạch bằng nước ấm, phơi khô và có thể tiếp tục sử dụng.
Dùng quất: Theo kinh nghiệm của nhiều bà nội trợ chia sẻ, quất khử mùi hôi tủ lạnh cũng rất tốt. Bằng cách, quất (khoảng 7-10 quả), cắt đôi, cho vào bát hoặc đĩa để vào ngăn tủ, có thể để cả trong ngăn đá. Khoảng mấy tháng thay 1 lần.
Sử dụng chanh: Cắt chanh thành những lát mỏng đặt vào các tầng ở tủ lạnh, mùi hôi cũng sẽ bị hút hết.
Sử dụng vỏ cam, quýt: Sau khi ăn xong đem vỏ cam, quýt rửa sạch lau khô, đặt vào nhiều nơi trong tủ lạnh. Sau 3 ngày, mở tủ lạnh ra mùi hôi trong tủ lạnh sẽ không còn nữa, khi nào vỏ khô thì lại cho vỏ tươi mới vào.
Việc khử mùi tủ lạnh là rất quan trọng, tuy nhiên, khi tủ lạnh có nhiều mùi bạn vẫn nên dọn và vệ sinh tủ, loại bỏ những thực phẩm đã để lâu ngày, sắp xếp gọn gàng lại tủ, phân loại các khu vực để thức ăn tươi sống và thức ăn chín riêng,… để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bạn và cho cả gia đình.